Tích cực cải cách hành chính, chuyển đổi số, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật, góp phần giải phóng nguồn lực, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xu thế chuyển dịch sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo trong nhịp sống hiện đại và sự phát triển của đô thị trước nhu cầu về năng lượng.

Chuyển dịch sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo là xu thế chung của thế giới và Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ đã có nhiều cơ chế khuyến khích đẩy mạnh phát triển sự chuyển dịch từ năng lượng hoá thạch đặc biệt là nhiệt điện than sang năng lượng mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện rác để phát triển nguồn năng lượng bền vững, giảm phát thải và đảm bảo môi trường.

Tổng thể, sự chuyển dịch sang năng lượng xanh và tái tạo nhận được sự ủng hộ rộng rãi vì lợi ích của nó đối với môi trường, an ninh năng lượng và phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh miền Bắc đang thiếu điện và tăng trưởng phụ tải bình quân cả nước là 8,5% thì việc phát triển năng lượng tái tạo là rất cần thiết và cấp bách.

Phát triển năng lượng tái tạo sẽ là xu thế tất yếu (Ảnh minh họa)

Thực hiện Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), để đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong Dự thảo quy định: “các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển Hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện; các hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại công sở được ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện; các tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng Hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn hoặc giảm các loại thuế, phí và được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của pháp luật”. Sau khi Dự thảo về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của các doanh nghiệp tại Việt Nam được Chính phủ ban hành, Sở Công Thương sẽ tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện đúng theo cơ chế, chính sách của Chính phủ chỉ đạo và tỉnh Thái Bình phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia.

Hiện nay, tỉnh Thái Bình rất quan tâm và đấy mạnh phát triển các dự án chuyển dịch sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Trong lĩnh vực điện mặt trời, tỉnh Thái Bình hiện có 456 hệ thống điện mặt trời mái nhà nối lưới (các hệ thống không nối lưới chưa được thống kê), có 13 dự án công suất >100kWp và 443 hệ thống lắp trên mái nhà dân. Các dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Thái Bình đều là các dự án điện mặt trời mái nhà, công suất dưới 1MW và không cần thực hiện bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển điện lực, không thuộc diện thuê đất. Dự án nhà máy điện gió Tiền Hải - Thái Bình, Giai đoạn I công suất 40MW đã được cấp chủ trương đầu tư và giai đoạn II công suất 30MW tại các xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai xây dựng các nhà máy điện rác sử dụng công nghệ cao, đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường, không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân./.


Tác giả: Vũ Huy Tùng
Nguồn:socongthuong.thaibinh.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chưa có thông tin